Huấn luyện chó không cắn đồ

Một hôm bạn về và thấy một số đồ vật trong nhà bị cắn xé thành từng mảnh một. Bạn la mắng chúng nhưng vấn đề đó vẫn tiếp diễn hằng ngày. Bạn mệt mỏi và đau đầu mong muốn chúng dừng lại việc đó nhưng không biết làm cách nào. Bài viết dưới đây sẽ chó bạn biết được nguyên nhân khiến chúng hay cắn đồ và cách huấn luyện chó không cắn đồ như thế nào tốt nhất.

Huấn luyện chó không cắn đồ

Nguyên nhân khiến cún cưng thích cắn đồ

Như mình đã đề cập ở trên thì ngoài bản năng được thừa hưởng từ tổ tiên là loài sói thì một số lí do sau đây có thể là lí do khiến chúng hay nhai mọi thứ trong nhà bạn:

Mọc răng

Phải, là mọc răng. Việc này khiến nướu của những chú chó đang trong giai đoạn trưởng thành cảm thấy ngứa và khó chịu. Vì vậy chúng cần “thứ gì đó” cứng để gặm hoặc cắn nhằm thuyên giảm cảm giác khó chịu đó.

Bạn sẽ để ý thấy việc “mài răng” này xảy ra ở những chú chó con từ 3 – 7 tháng tuổi. Vì đây là độ tuổi mọc răng của chúng.

Giải tỏa tâm lý

Theo mình thấy đây hoàn toàn có thể là lí do bạn hay gặp phải khi đi làm về. Để chú chó của bạn ở nhà một mình khiến chúng dễ buồn chán và bứt rứt. Và khi buồn chán, chúng thường tìm đến thứ gì đó để gặm và cắn như một bản năng.

Nhưng đôi khi chúng làm như vậy vì việc đó khiến chúng cảm thấy… vui. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do buồn chán, môi trường sống thay đổi, bạn ít quan tâm, chơi đùa với chúng khiến chúng bị stress và cần được giải tỏa. Mà những xấp giấy tờ quan trọng, đôi dép, giày,… của bạn thường là nạn nhân cho những cuộc giải tỏa đó.

Hay đói

Đói cũng có thể là một nguyên nhân mặc dù không phổ biến. Một vài chú chó rất hay đói, thường là khi chúng đang trong một quá trình điều trị y tế. Chúng sẽ thường có xu hướng gặm hay thậm chí là ăn những thứ không phải thức ăn nhưng lại có mùi và vị giống như thức ăn.

Pica

Pica là cách gọi về tình trạng của một chú chó khi chúng ăn những thứ không phải thức ăn. Khác với ở trên, những thứ này thậm chí không có mùi hay vị giống thức ăn. Bao gồm kim loại, nhựa, rác, bụi bẩn, đá, giấy hay thậm chí là phân.

Thông thường Pica là một vấn đề thuộc về hành vi, tâm lý của loài chó. Nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là kết quả của việc điều trị y tế hay do chế độ dinh dưỡng kém.

Bồn chồn, lo lắng

Khi lo lắng, hồi hộp, nếu để ý bạn sẽ thấy một số người có thói quen cắn móng tay. Những chú chó cũng tương tự như vậy, khi bồn chồn, lo lắng chúng sẽ tìm một vật gì đó để cắn, gặm như một bản năng. Việc này giúp chúng cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.

Cách huấn luyện chó không cắn đồ trong nhà

Điều bạn cần làm bây giờ là “dụ dỗ” nó. Cơ bản bạn xem hành động cắn phá đồ đạc trong nhà của chó là sai là do chúng vô tình cắn phải những thứ không nên cắn. Nhưng thật ra chúng chẳng biết chúng đang cắn cái mô tê gì cả. Vậy thì, giải pháp ở đây là chỉ cần cho chúng thứ gì đó phù hợp để cắn thay cho những món đồ yêu quý của bạn.

Sử dụng đồ chơi nhai, gặm (khuyên dùng)

Đối với những chú chó hay cắn phá đồ đạc trong nhà thì đây chính là một công cụ lí tưởng cho chúng.

Chúng sẽ giúp chú chó của bạn giải tỏa cơn ngứa răng khó chịu. Không những thế, những món đồ này được thiết kế an toàn, bền vững để chịu sự cắn xé và thậm chí là có thể chứa được những món quà nho nhỏ cho chú chó của bạn.

Huấn luyện chó không cắn đồ

Bạn có thể đặt vào đó một ít bánh thưởng, đồ ăn khô mà chú chó của bạn yêu thích. Việc chơi đùa với món đồ chơi sẽ làm rơi bánh thưởng ra, điều mà chúng sẽ không bao giờ tìm thấy trong những đôi giày “mùi mẫn” của bạn!

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những món đồ chơi như vậy để bạn lựa chọn như xương nhai gặm, xương nhỏ, bóng nảy, gậy mài răng,.. Những món đồ chơi như vậy sẽ giúp cún cưng không màng đến việc cắn phá nữa.

Tập luyện và cho chó vận động

Đây là một mẹo mà mình thấy rất hay và hữu ích. Việc cho chó cưng vận động, chạy nhảy, đùa giỡn sẽ khiến chúng mệt, và khi mệt chúng sẽ không muốn tốn sức để gặm bất kì cái gì nữa.

Không những thế việc vận động sẽ giúp não tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh tên Edorphins. Chất này có tác dụng giúp cho cún cưng trở nên thoải mái, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Trên thực tế thì việc nhai sẽ kích thích tiết ra Edorphins, chính vì vậy nếu như lượng vận động không đủ sẽ khiến chúng lại muốn tìm thứ gì đó để cắn, gặm.

Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 15-20 phút để chơi đùa với chúng. Bạn có thể dẫn chúng đi bộ, ném đĩa, kéo co với chúng đều được. Hoạt động thể chất cũng đồng thời giúp bạn lẫn người bạn bốn chân của mình có một sức khỏe tốt và gắn kết với nhau hơn.

Huấn luyện chó gặm cắn

Bạn sẽ đưa cho chúng hai nhóm đồ khác nhau. Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở. Và một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng. Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết “không”. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích.

Thực hiện như vậy vài lần thì cún sẽ quen dần. Khi nó sắp cắn những thứ không được phép hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, không nên trách mắng nó. Đồng thời khuyến khích cún con cắn những vật được cho phép. Việc trừng phạt có thể khiến những chú chó hay cắn đồ hơn mà thôi.

Huấn luyện chó không cắn đồ

Một số chú ý khi huấn luyện chó không cắn đồ

Huấn luyện chó của bạn biết hành xử nhẹ nhàng, điều tiết lực cắn phù hợp. Nếu không học về kiềm chế cắn chúng có thể cắn quá mạnh. Không chỉ cắn xé đồ đạc trong nhà, chúng có thể gây tổn thương cho bạn khi chơi đùa hoặc khi phản kháng lại. Vì vậy, khi thấy chú chó hay cắn xé đồ chơi một cách mãnh liệt, hãy giúp chúng điều tiết bằng mệnh lện ”dừng lại”. Hoặc khi bạn chơi với chó con, hãy để chúng cắn đùa bàn tay bạn.

Tiếp tục chơi đùa như vậy cho đến khi chú cún cắn bạn quá mạnh. Lúc này ngay lập tức bạn hãy kêu lên với một tông giọng cao, như thể bạn đang bị thương. Điều này thường sẽ làm cho cún của bạn giật mình và ngừng cắn. Hãy khen ngợi nếu chú cún dừng lại hay liếm tay bạn.

Tránh tạo hành vi kích thích chó hay cắn gặm như giật mạnh tay hoặc chân của bạn khi cún cưng đang cắn, gặm. Hoặc đánh mạnh, tát cún khi chúng chơi trò cắn gặm. Nó sẽ làm cho chúng cắn mạnh hơn. Chúng nhảy tới và vồ tiếp lấy. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn thả lỏng tay hoặc chân để cún thấy chẳng còn gì thú vị để chơi nữa.