Chó cảnh là giống chó được nhiều người lựa coi như là “người bạn” của mình bởi những giống này thường sở hữu ngoại hình vô cùng đáng yêu và tính cách lại thân thiện với con người. Vì thế mà chó cảnh thường có mức giá cao hơn các loài chó nhà thông thường và cũng khá khó nuôi, chúng cần điều kiện chăm sóc đặc biệt. Hãy để Trung Đức hướng dẫn bạn cách nuôi chó cảnh và cách chăm sóc chó cảnh đúng cách, khỏe mạnh cùng một số giống chó cảnh phổ biến, dễ nuôi ở nước ta nhé.
Nội dung chính:
- 1 1. Môi trường sống đảm bảo và vệ sinh sạch sẽ cho chó của bạn
- 2 2. Cung cấp đủ nước cho chó
- 3 3. Chú ý chế độ dinh dưỡng
- 4 4. Gặp bác sĩ thú y định kỳ
- 5 5. Cho thú cưng của bạn được vận động thường xuyên
- 6 6. Huấn luyện chó thực hiện theo lệnh đơn giản
- 7 7. Chú ý vấn đề sinh sản của chó khi đến thời kỳ sinh dục.
- 8 8. Chăm sóc răng, lông, móng cho chó rất quan trọng
1. Môi trường sống đảm bảo và vệ sinh sạch sẽ cho chó của bạn
Chỗ ở không sạch sẽ là mối nguy hiểm ẩn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cún. Vì thế vệ sinh tốt chỗ ở cho cún hàng ngày cũng như tắm rửa cho chúng thường xuyên là việc cơ bản để chúng có một cuộc sống chất lượng bạn nhé.
2. Cung cấp đủ nước cho chó
Luôn cung cấp đủ nước (ăn, uống) hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho chó bởi cũng như chúng ta, 70% cơ thể đều là nước.
3. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng cho chó chất lượng và ngăn ngừa béo phì hay còi cọc. Việc béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng. Áp dụng theo đề xuất chế độ ăn uống mà các bác sĩ thú y của bạn theo nhu cầu dinh dưỡng của chó cưng nhà bạn dựa trên kích thước, độ tuổi, mức độ hoạt động và giống loài.
4. Gặp bác sĩ thú y định kỳ
Đưa “em cún” nhà bạn tới gặp bác sĩ thú y định kỳ để kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng, tẩy giun sán và kiểm soát ký sinh trùng bên ngoài hoặc khi bạn nhận thấy em ý có những dấu hiệu có thể bị bệnh, bị thương,…
Một số loại thuốc không thể thiếu khi chăm sóc chó cưng nhà bạn như thuốc tẩy giun sán; thuốc trị ghẻ, nấm; thuốc trị viêm tai & ngoại ký sinh trùng,, vòng chống ve rận, vv…
5. Cho thú cưng của bạn được vận động thường xuyên
Nếu yêu chúng, bạn nhớ dắt chó đi dạo xung quanh hoặc đi công viên hay tham gia các hoạt động chạy nhảy, vui đùa thường xuyên nhé vừa giúp bạn thư giãn mà cún yêu của bạn cũng sẽ cực kỳ thích thú nữa đó.
6. Huấn luyện chó thực hiện theo lệnh đơn giản
Việc chăm sóc chó, huấn luyện chó cưng làm những việc đơn giản có thể rất hữu ích. Đơn giản như dạy chúng nhặt đồ, bắt bóng, trông đồ vật, chơi đùa với em bé,…
7. Chú ý vấn đề sinh sản của chó khi đến thời kỳ sinh dục.
Tiến hành thực hiện sinh sản gây giống nếu bạn có ý định tạo ra những chú cún con hoặc thiến (với chó đực) nếu không. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có sự lựa chọn tốt nhất.
8. Chăm sóc răng, lông, móng cho chó rất quan trọng
Nhiều giống dễ bị bệnh nướu răng, có thể có tác động nghiêm trọng. Nhiễm trùng do tình trạng này dẫn đến mất răng sớm, ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm cả van tim.
Đừng bỏ qua việc chải chuốt lông và cắt tỉa móng cho chúng nữa để phòng chống nhiều vi khuẩn, bệnh, ký sinh trùng cũng như việc đi lại, di chuyển tránh đau đớn bởi bộ móng dài.