Huấn luyện chó bảo vệ chủ

Huấn luyện chó bảo vệ chủ là một bài tập cũng như kỹ năng khá cần thiết. Việc huấn luyện chó bảo vệ chủ không chỉ là huấn luyện đơn thuần mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như người huấn luyện không có kinh nghiệm thì rất dễ bị chúng tấn công lại. Vậy làm thế nào để có thể huấn luyện chó bảo vệ chủ thành công. Hãy xem qua bài viết dưới đây nhé!

Việc huấn luyện chó bảo vệ chủ tấn công kẻ lạ rất nguy hiểm. Nếu như bạn không có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ rất dễ bị chúng tấn công lại. Vì vậy tốt nhất nên đưa chó đến các trường huấn luyện chó chuyên nghiệp. Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức là đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ tốt nhất hiện nay.

Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ

Những điều cần lưu ý trước khi huấn luyện chó bảo vệ chủ

Khi huấn luyện chó bảo vệ chủ cần lưu ý những điều sau:

Thời gian bắt đầu huấn luyện chó là từ 4 – 6 tháng tuổi

Việc huấn luyện nên tiến hành từ lúc chúng còn nhỏ để thiết lập sự trung thành, cũng như dễ đào tạo hơn. Hơn nữa, chó con có tính cảnh giác thấp hơn nhiều so với những chú chó trưởng thành, bạn sẽ dễ dàng huấn luyện chúng vào khuôn khổ hơn.

Đây là khoảng thời gian tốt nhất để chúng có thể học tập một cách nhanh chóng nhất. Nếu như để chó lớn thì việc huấn luyện sẽ khó khăn hơn rất là nhiều.

Dạy chó từ những điều cơ bản nhất

Dù là chó bảo vệ hay chó tấn công đều trải qua một quá trình huấn luyện dài và liên tục. Bởi, nếu ngay cả việc đi vệ sinh đúng cách, đúng chỗ chúng còn chưa biết, thì làm sao dạy chó bảo vệ chủ và canh giữ tài sản được.

Lựa chọn giống chó bảo vệ chủ

Ngoài các giống chó nòi, giống chó có gen di truyền, các chú chó khác cần được quan sát để chọn lựa. Tuy nhiên, dù có sở hữu đúng giống chó mà bạn sao nhãng huấn luyện chúng, thì chúng cũng không thể trở thành chó bảo vệ chủ hay chó canh giữ nhà được. Bởi vậy, người huấn luyện cần hết sức kiên trì để đào tạo chúng.

Một số giống chó bảo vệ tốt nhất hiện nay: nếu yêu thích những chú chó nhỏ, bạn có thể chọn giống chó Pug (chó mặt xệ) và Chow Chow. Còn nếu yêu thích các giống chó lớn hơn, bạn có thể cân nhắc tới giống chó Akita, Doberman hoặc Becgie. Đặc biệt, các giống chó như Doberman Pinscher hay Becgie Đức còn có tố chất của chó nghiệp vụ.

Phân biệt chó bảo vệ chủ và chó tấn công

Trước khi bắt tay vào việc huấn luyện chó bảo vệ, bạn cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa chó bảo vệ và chó tấn công.

  • Chó bảo vệ thường đảm nhiệm nhiệm vụ canh gác và sủa báo động cho chủ nhà khi có sự xâm nhập của người lạ. Với chó bảo vệ không đòi hỏi về việc tấn công, nên các bước huấn luyện không nhiều, bạn chỉ cần huấn luyện nhiều lần, lặp đi lặp lại cho tới khi chú chó thành thục.
  • Chó tấn công sẽ có nhiệm vụ tấn công và dừng tấn công theo hiệu lệnh. Với chó tấn công thường không được nuôi tại nhà, mà được các cơ quan chức năng như công an, cảnh sát, bộ đội, hoặc các trung tâm bảo vệ nuôi dưỡng và huấn luyện. Chó tấn công có đặc điểm là được huấn luyện kỹ lưỡng, không tự tấn công nếu không có hiệu lệnh. Tuy nhiên, nếu không được huấn luyện cẩn thận, chúng có thể tấn công bất ngờ, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và các vật nuôi khác.

Chú ý: Khi huấn luyện chó giữ nhà cần phải có 2 tín hiệu: 1 để bắt đầu và 1 để kết thúc. Nếu không có tín hiệu này, chó của bạn sẽ không biết được lúc nào nên sủa, lúc nào nên ngừng sủa.

Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ

Các bước thực hiện huấn luyện chó bảo vệ chủ

Dạy chó sủa

Bạn phải dạy chó sủa chứ không để nó muốn sủa là sủa. Bạn phải điều khiển được lệnh sủa của chó đạt tới tầm kêu ngưng là ngưng, sủa là sủa. Để huấn luyện chó sủa bạn xích chú chó lại, nhờ một người là mặt tiếp cận gần bạn. Lúc này theo bản năng chó sẽ sủa. Bạn đứng bên chó, tay cầm xích ra lệnh ngồi và chỉ tay về người lạ và hô lệnh : NGƯNG.

Khi chó ngưng sủa, bạn vuốt ve và thường thức ăn cho chó, khen ngợi :GIỎI

Tiếp tục đứng xa chú chó, tiến lại gần người là và nhờ người lạ giẫm chân thình thịch. Chó lập tức sủa và thủ thế. Bạn tiến lại chú chó lại thực hiện lệnh NGƯNG như trên. Bây giờ, bạn ở bên chú chó. Khi chú chó đã yên lặng thì bạn nhờ người lạ tiếp tục giẫm chân. Ngay khi giẫm chân bạn hô lệnh SỦA. Khen thưởng và động viên chó. Bài tập cần được thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

Tiến tới dạy cầm xích và thả xích.

Dùng người nhà ăn mặc khác lạ, đeo khẩu trang để đánh lừa chó tưởng nhầm người lạ để tiện huấn luyện.

Dạy chó bảo vệ mục tiêu

Khi bạn dạy thành công chó sủa thì chuyển tiếp sang dạy canh giữ mục tiêu. Bạn xích chú chó lại, ra lệnh chó ngồi và để một túi xách ở đó. Nhờ người lạ tiến tới túi xách để cướp. Chó lập tức theo phản xạ sẽ đứng dậy và sủa. Bạn tiếp tục ra lệnh ngồi cho chó. Bước tiếp theo, bạn đứng cách xa chú chó và thực hiện bước tương tự. Mỗi khi chó đứng thì lệnh nó ngồi xuống và hô CANH GIỮ. Lặp lại nhiều lần chó sẽ thành thục.

Bước tiếp theo là huấn luyện chó ở bên chủ và sủa bảo vệ. Bạn cầm xích chó và để nó bên người. Bạn nhờ người lạ tiến tới đe dọa bạn. Theo các kỹ năng được học thì chó sẽ sủa khi người lạ tiếp cận bạn. Người lạ tiếp cận hướng nào thì bạn di chuyển chó theo hướng che chắn chó bạn. Luân chuyển thay thế liên tục vị trí để chó nắm vững.